Từ lâu, mít tố nữ đã được biết đến là một loại trái cây bổ dưỡng với hương thơm nhẹ và vị ngọt thanh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trên thực tế thì cây mít tố nữ có những đặc điểm gì và loại cây này có khó chăm sóc hay không? Cùng Cây Cảnh Xanh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Nguồn gốc của mít tố nữ
Cây mít tố nữ hiện nay đang là một loại trái cây được rất nhiều người dân trong nước và cả người nước ngoài ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng. Đây là một loại trái cây bản địa của khu vực Đông Nam Á và đã xuất hiện rất lâu ở Việt Nam.
Thực ra, cái tên mít tố nữ đã được xuất hiện từ xa xưa gắn liền với sự tích về cô gái tên Tố Nữ mang lòng yêu thương một chàng trai nghèo có tên Tố Nam. Tuy nhiên, dù tình yêu đẹp nhưng họ vẫn bị chia đôi ngả. Sau đó, nàng Tố Nữ vì quá đau lòng nên đã qua đời. Nơi cô gái đó nằm xuống cũng là nơi xuất hiện một loại trái cây lạ với quả có hương thơm và vị ngọt thanh mát. Đó cũng là lý do mà cái tên mít tố nữ ra đời, đây là cái tên gắn liền với sự tích về tình yêu thủy chung của nàng Tố Nữ với người mà mình yêu thương.
Những đặc điểm hình thái của cây mít tố nữ
Là một loại trái cây ăn quả, cây mít tố nữ có những đặc điểm hình thái dưới đây!
Thân cây mít tố nữ trưởng thành có chiều cao khoảng 20cm và cho trái 2 lần một năm. Đây là giống cây trồng lâu năm nên mít tố nữ sẽ cần được chăm sóc và cho ra trái khoảng từ 3 đến 5 năm sau khi trồng.
Lá mít tương đối dày, hình dạng be tròn, tán lá rồng và dày nên có thể tạo được bóng mát rất tốt.
Hoa cây mít tố nữ thường mọc trên những cành có cuống ngắn và mọc trên thân cây và cách cành lớn. Hoa mít là dạng hoa đơn tính với hoa đực nhiều hơn hoa cái, mọc thành cụm sát nhau. Mỗi cụm sẽ có khoảng vài trăm hoa nhỏ nhưng chỉ có một vài bông được thụ phấn và phát triển thành trái mít.
Quả mít tố nữ có hình dạng trứng vài, kích thước trung bình khoảng từ 22 đến 50cm. Chiều rộng của quả có kích thước trung bình khoảng từ 10 đến 17cm. Nhìn chung, mít tố nữ có kích thước tương đối nhỏ, trọng lượng trung bình chỉ dưới 2kg, nhỏ hơn nhiều so với một số loại mít thông thường.
Múi của quả mít tố nữ có màu vàng hoặc cam, bên trong múi có hạt lớn. Mùi vị của mít tố nữ rất khác biệt, tương như mít ướt phá lẫn với mùi sầu riêng mang hương thơm đặc biệt.
Vỏ của trái mít tố nữ tương đối dày, có gai và dẻo. Tiết diện gai trên vỏ mít có hình lục giác tương tự như vỏ quả quả mít ướt.
Những đặc điểm sinh thái của cây mít tố nữ
Cây mít tố nữ hiện nay có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, tuy nhiên vì là cây ăn trái lâu năm nên mít tố nữ cũng chỉ ra trái sau khi trồng và chăm sóc được khoảng 3 năm. Loại trái cây này phù hợp để trồng trong môi trường không khí nóng với độ ẩm của không khí cao. Đây là loại trái cây được trồng phổ biến ở miền Nam Việt Nam vì điều kiện khí hậu phù hợp, dễ trồng và phát triển.
Những tác dụng không tưởng của cây mít tố nữ
Là một loại cây ăn quả nên tác dụng đầu tiên chúng ta biết đến khi nhắc đến mít tố nữ chắc chắn là loại quả bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cây mít tố nữ hiện nay được xác định là có rất nhiều công dụng khác nhau. Chúng ta có thể nhắc đến như:
Tác dụng tăng sức đề kháng: Mít tố nữ được xác định là một loại trái cây có chứa nhiều chất bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự tấn công khỏi vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng hiệu quả. Ăn mít thường xuyên còn giảm nguy cơ máu trắng.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Trong trái mít tố nữ hiện nay được xác định có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư phát triển bởi một số chất như lignans, saponins và isoflavones. Các chất này cũng được chính minh là đem lại tác dụng chăm sóc da từ bên trong với khả năng ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa: Ăn mít thường xuyên cũng được xác định hỗ trợ bạn cải thiện được vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày…
Cung cấp năng lượng: Trong trái mít tố nữ được xác định chứa fructose và sucrose nên sẽ có tác dụng bổ sung năng lượng cho cơ thể sau những thời gian học tập, làm việc mệt mỏi, hỗ trợ đem đến cho bạn những ngày làm việc tràn đầy năng lượng.
Duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ cải thiện chứng hen suyễn: Hàm lượng kali có trong mít tố nữ hiện nay được xác định hỗ trợ cân bằng huyết áp, giảm được tối đa nguy cơ đột quỵ và cải thiện hen suyễn hiệu quả.
Hỗ trợ giảm thiếu máu: Ăn mít tố nữ thường xuyên hiện nay đã được xác định đem đến khả năng hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả.
Gỗ mít cúng được người ta sử dụng để sản xuất làm các đồ nội thất trang trí, tác tượng. Với đặc tính không bị mối mọt và không chịu tác động từ nước, đây là một loại gỗ được nhiều người săn đón.
bạn cũng có thể trồng mít quanh năm, thu hoạch 2 vụ mỗi năm cho hiệu quả kinh tế cao. Vì là loại cây trồng lâu năm và khá cao nên bạn cũng có thể trồng nhiều loại cây khác xen kẽ vào khu vực trồng mít để tăng hiệu quả kinh tế.
Hướng dẫn cách trồng cây mít tố nữ giống
Mít tố nữ được xác định là một loại cây ăn quả tương đối dễ trồng và chăm sóc, giá trị kinh tế cao nên ngày càng xuất hiện phổ biến ở khu vực phía nam. Cụ thể, mít tố nữ hiện nay có những tác dụng gì và cách chăm sóc ra sao? Cùng Cây Cảnh xanh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Thời vụ và mật độ trồng cây tiêu chuẩn
Theo những đánh giá của giới chuyên gia, cây mít tố nữ sẽ có thể trồng và đem lại hiệu quả tốt nhất vào giai đoạn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu bạn có thể chủ động và đảm bảo được nguồn nước tưới cho cây thì cũng có thể trồng quanh năm.
Về mật độ trồng, bạn hiện nay có thể lựa chọn trồng cây mít tố nữ với hai cách là trồng dày và trồng thưa. Cụ thể:
Nếu trồng dày thì bạn sẽ duy trì khoảng cách cây với cây từ 5 mét, hàng với hàng khoảng 6 mét.
Nếu trồng thưa thì bạn áp dụng quy tắc cây cách cây khoảng 6 mét và hàng cách hàng khoảng 7 mét.
Đất màu mỡ thì bạn nên lựa chọn trồng thưa còn đất cằn cỗi thì nên lựa chọn trồng dày và đốn bớt cây khi đã trưởng thành nếu có nhu cầu.
Hướng dẫn cách làm đất và đào hố để trồng cây
Về cách làm đất, bạn cần chú ý đào hố ở từng địa hình khác nhau như sau:
Với đất bằng phẳng thì cần chú ý xẻ mương rãnh với độ sâu ít nhất khoảng từ 30cm đến 40cm. Việc này sẽ có tác dụng hỗ trợ hạn chế tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Về hốc cây, bạn nên để kích thước khoảng 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao khoảng từ 40 – 70cm.
Với đất có độ dốc khoảng 5%, khi trồng bạn không cần đắp mô mà chỉ cần đào hốc cây với kích thước 40 x 40 x 40cm.
Với đất có độ dốc khoảng hơn 7% thì bạn nên làm hốc với kích thước 40 x 40cm, độ sâu khoảng 60cm.
bạn nên trộn khoảng 0.5 vô bột kết hợp với 1- 3 kg phân hữu cơ trộn với đất của từng hốc.
Hồ trồng cây bạn có thể đào với kích thước 50cm x 50cm x 50cm, sau đó làm mịn lớp đất đã đào lên trộn ủ phân lót trong hố trồng với khoảng 10 – 12kg phân chuồng đã ủ hoại.
bạn cần chú ý không sử dụng phân hữu cơ chưa hoại hoặc tro bếp để bón lót khi chuẩn bị đất trồng cây tố nữ vì có thể dẫn đến tình trạng đất bị mặn hoặc nặng hơn là thối rễ và chết cây.
Kỹ thuật trồng mít tố nữ tiêu chuẩn
Để trồng cây mít tố nữ, bạn hãy tham khảo ngay cách trồng cây dưới đây!
Sử dụng tay hoặc dụng cụ trồng cây chuyên nghiệp tạo một lỗ nhỏ ở khu vực hố trồng cây đã chuẩn bị trước đó. Chú ý nên đào với kích thước lớn hơn so với bầu cây một chút để dễ trồng hơn.
Bước tiếp theo, bạn rạch bỏ lớp nilon bọc bầu cây giống và cắt bỏ những phần rễ cái của cây con, sau đó bỏ cây mít giống trồng vào hố đã đào.
Khi trồng cây, bạn lưu ý cố định cây bằng cách nén chặt đất quanh gốc cây để tránh tình trạng cây bị nghiêng hoặc đổ khi mới trồng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý không được lấp đi phần thân cây mà chỉ lấp ngang phần mọc rễ. Khi trồng cây, bạn cần làm bồn với đường kính khoảng 1 mét để nước không chảy ra ngoài.
Sau khi hoàn tất việc trồng cây, bạn nên sử dụng cọc để cố định cây, tránh tình trạng cây bị lay gốc. Nếu trồng vào mùa mưa thì bạn cũng không cần phải che cây như sầu riêng hoặc măng cụt, đỡ được một khoản tiền và chi phí.
Một số quy trình chăm sóc cây mít tố nữ giống
Sau khi trồng cây, bạn cũng cần chăm sóc cây mít tố nữ giống cẩn thận. Cụ thể, bạn hãy tham khảo quy trình chăm sóc cây mít tố nữ giống dưới đây!
Chăm sóc cây mít định kỳ
Về quy trình chăm sóc định kỳ, bạn chỉ cần chú ý tưới nước đầy đủ cho cây để đảm bảo sự phát triển ổn định, nhất là vào mùa khô hoặc giai đoạn quả đang lớn và bước vào giai đoạn chuẩn bị chín.
Để phòng cỏ dại mọc lên, bạn nên phủ gốc của cây mít bằng cách sử dụng các loại cỏ khô, rơm khô hoặc phân xanh để hạn chế tình trạng cỏ dại mọc lên làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xới phá váng sau mỗi lần mưa to và làm cỏ vào tháng 1-2 và tháng 8-9. Mỗi một vụ sau khi thu hoạch, bạn hãy xới đất xung quanh gốc cây để cấp ẩm và bón phân đem lại hiệu quả cao.
Quy trình cắt tỉa và tạo hình cho cây mít tố nữ
Bên cạnh việc chăm sóc cây bằng cách tưới nước bón phân, bạn cũng cần chú ý cắt tỉa để tạo tán cho cây, giúp cây cho nhiều trái nhất có thể. Cụ thể:
Khi cây con cao khoảng hơn 1 mét thì bạn nên cố gắng quy trình cắt tỉa từa 2-3 lần/năm vào thời điểm cây chưa cho trái.
Khi cây đã cho trái, bạn hãy duy trì việc cắt tỉa cành khoảng 1 lần/ năm vào thời điểm mới thu hoạch xong.
bạn nên cắt tỉa bớt những cành thấp sát với mặt đất, những cành có dâu bệnh, những cành nhỏ mọc không đúng hướng hoặc cắt bỏ những cành mọc sát nhau tạo khoảng cách không lý tưởng để cho trái.
Ngoài ra, bạn cũng nên tỉa bớt cành cấp 2 cấp 3 và để lại cành cấp 1 để phát triển tốt nhất, tạo điều kiện ra hoa và tăng khả năng đậu trái.
Quy trình chăm sóc bón phân cho cây mít tố nữ
Về kỹ thuật bón phân, bạn nên bón phân theo tiêu chuẩn chăm sóc được chia sẻ bởi đội ngũ Cây Cảnh xanh dưới đây!
Năm đầu tiên bạn nên bón phân 1 lần sau khi trồng khoảng từ 1- 1.5 tháng. Mỗi gốc bạn nên duy trì việc bón phân với liều lượng khoảng 100-150 g NPK(15:15:15). Bên cạnh đó, hãy xịt bổ sung vi lượng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp cây trồng nhanh bén đất.
Vào năm thứ 2, bạn hãy bón cho mỗi cây khoảng 1,5-2,0 phân NPK với tỷ lệ 2:1:2.
Từ năm thứ 3, bạn nên tăng lượng phân lên khoảng 0.5 đến 1kg khi cây bắt đầu có dấu hiệu ra hoa và cho trái. Với liều lượng bón phân này, bạn nên chia ra để bón vào đầu và cuối mùa mưa để tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi quả đã đạt trọng lượng gần tối đa, bạn hãy kết hợp sử dụng Kali sulphate bón gốc khoảng 400-500 g, kết hợp sử dụng phân bón lá 0-52-34 hoặc phân 10-52-17 để phun cho cây từ 2-3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần để trái chín tập trung, màu thịt vàng hơn và tăng hương vị thơm ngon cho quả.
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh cho cây mít tố nữ
Để phòng sâu bệnh cho cây mít tố nữ, bạn nên tham khảo một số loại sâu bệnh thường xuất hiện và cách khắc phục hiệu quả dưới đây!
Phòng sâu đục thân, sâu đục cành: Loại sâu này sẽ đẻ trứng trên lá non và trái non của cây và đục vào thân cành. Do đó, phun thuốc vào thời điểm cây ra lá non và lá non để hạn chế tình trạng sâu đục thân phát triển.
Ruồi đục trái: Loại sâu bệnh này sẽ đẻ trứng vào trái già khiến quả bị thối nhũn. Do đó, bạn cần sử dụng chất dụ sinh học để diệt ruồi đực, ngăn chặn tình trạng ruồi đẻ trứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng túi bọc trái để ngăn chặn sự tấn công của ruồi đục trái.
Sâu đục trái: Sâu đục trái hiện nay được biết đến là một loại sâu bệnh có khả năng gây hại cực kỳ nặng nề cho mít tố nữ, làm giảm cả chất lượng và sản lượng của trái. Sâu đục trái tấn công có thể khiến quả bị hư hỏng hoàn toàn, quả bị rụng sớm. Vì vậy, bạn hãy sử dụng biện pháp bao trái để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối và hạn chế được việc chất hóa học tiếp xúc với trái.
Ngài đục trái: Loại sâu bệnh này tương đối đa dạng, chúng thường hút chích vào ban đêm vào thời điểm trái chín. Cách tốt nhất để bạn phòng trừ chính là sử dụng phương pháp bọc trái.
Rầy và rệp: Những loài động vật này thường gây hại trên lá mít, hút nhựa ở phần lá non, ngọn non và trái non khiến lá quăn queo, trái bị dị hình, cây chậm lớn. Do đó, bạn nên sử dụng thuốc phòng rầy rệp để hạn chế sâu bệnh tấn công.
Cách thu hoạch cũng như bảo quản mít tố nữ
Thời điểm mít tố nữ chín nhiều nhất hiện nay được xác định vào khoảng tháng 6 và tháng 7 trong năm. bạn có thể dựa vào màu sắc của quả để tiến hành quá trình thu hoạch. Những quả mít già sẽ có phần gai nở căng, vỏ chuyển qua màu nâu nhạt, mủ ở quả sẽ tương đối lỏng và trong.
Khi vỗ lên quả, bạn sẽ dễ dàng nhận ra trái mít kêu bồm bộp rất rõ ràng. Nếu trái còn xanh thì vỗ sẽ có tiếng rất đanh, không được đầm như lúc chín.
Trên đây là những chia sẻ của Cây Cảnh Xanh về giống cây mít tố nữ đem lại giá trị kinh tế cao. Mọi thông tin đóng góp, cần tư vấn. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét