Cây măng cụt: Đặc điểm, cách nhân giống và cách trồng

Cây măng cụt chắc hẳn sẽ không còn quá xa lạ với bạn hiện nay. Loài cây này không chỉ có hình dáng quả lạ mắt mà còn có hương vị rất đặc trưng, khó quên. Nếu như đã thưởng thức một lần chắc chắn sẽ không thể quên được mùi thơm và hương vị của loại quả này. Vậy trồng cây măng cụt có cho năng suất cao hay không? Trồng có khó không và cách chăm sóc ra làm sao? Để giúp bạn có thể giải đáp được những thắc mắc này, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Cây Cảnh Xanh nhé. 

Thông tin về cây măng cụt

Cây măng cụt không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà tại rất nhiều nước Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Mã Lai… Tại Việt Nam cây măng cụt được trồng nhiều ở phía Nam, nhất là tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, bởi vì thời tiết tại khu vực này rất thích hợp để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 

Cây măng cụt được người tiêu dùng là loại cây hoa quả nhiệt đới. Quả của cây măng cụt không chỉ có hình dạng rất đẹp mà khi ăn vào còn có mùi hương thơm và hương vị rất đặc biệt. Với lớp vỏ bên ngoài dày dặn nhưng khi tách vỏ ra chúng ta sẽ thấy các múi măng cụt xếp đều, trắng nõn rất đẹp mắt. Hương vị chua chua ngọt ngọt của măng cụt khiến người ăn không bao giờ quên được. 

Hiện nay, giá quả măng cụt cao hơn so với các giống quả bình thường khác. Đây là giống cây mang đến nhiều giá trị về dinh dưỡng và giá trị về kinh tế. Vì thế việc trồng măng cụt đang được rất nhiều bạn quan tâm. 

Việc trồng cây măng cụt không quá khó khăn với bạn. Bởi vì giống cây này khi đã trưởng thành thì sẽ ít cần chăm sóc nhiều như giống cây ăn quả khác. Chỉ cần có kỹ thuật trồng đúng cũng như bạn biết cách chăm sóc theo thời kỳ phát triển của cây thì sẽ cho năng suất rất cao. 

Thông tin về cây măng cụt


Đặc tính thực vật của cây măng cụt

Cây măng cụt có đặc tính thực vật như sau:

Về rễ cây

Cây măng cụt có lớp rễ phát triển trên bề mặt và bộ rễ của cây phát triển rất chậm. Cây không có nhiều rễ nhưng lại có khả năng hấp thụ nguồn dinh dưỡng từ đất rất tốt. 

Thân cây

Thân cây măng cụt có sự không giống nhau tùy thuộc vào cây giống ban đầu. Nếu như cây gieo hạt thì khả năng thân cây chỉ cao từ 40cm đến 50cm trong vòng 2 đến 3 năm. Cây bắt đầu ra trải khá lâu, ít nhất phải từ 8 năm trở lên. Như vậy nếu như cây măng cụt gieo hạt thì bạn sẽ tốn nhiều thời gian mới được thu hoạch.

Nếu như cây được trồng bằng gốc ghép thì thời gian kết trái nhanh hơn, chỉ từ 5 năm đến 6 năm. Khi cây trường thành chiều cao của cây sẽ từ 7m đến 12m. Nhiều cây phát triển mạnh vì được chăm sóc tốt, thích hợp với nguồn đất thì sẽ cao từ 20m trở lên. 

Tán lá

Tán lá của cây măng cụt rất rộng, nếu như cây lâu năm phần tán lá sẽ vươn xa lên đến 10 mét. Lá của cây măng cụt dày và cứng. Mặt trên của lá cây sẽ bóng và màu xanh đậm còn mặt dưới lá thì sẽ có màu xanh nhạt hơn. Lá cây ban đầu sẽ chỉ mọc một đọt nhỏ sau khi lớn lên thì sẽ tách thành hai lá đối xứng nhau.

Hoa và quả 

Cây măng cụt bắt đầu ra hoa từ thời điểm đầu xuân, có nghĩa là từ tháng 1 đến tháng 3. Khi cây bắt đầu ra trái đến lúc thu hoạch sẽ rơi vào tháng 5 đến tháng 8. 

Phần quả của măng cụt có hình dáng đẹp, bầu tròn và trên cuống có hình đài hoa. Vỏ bên ngoài của quá cứng, có màu hơi tím khi gần chín, khi xanh sẽ có màu xanh đọt chuối. 

Khi quả chín hẳn sẽ chuyển sang màu đỏ tím và phần vỏ này rất chát, mềm xốp. 

Bên trong là các múi măng cụt có vị ngọt chua, thơm, một quả thường có từ 5 múi đến 8 múi. Mỗi múi sẽ có hột hoặc có múi xe không có hạt hoặc hột bị lép. 

Cây măng cụt giống được ươm tại vườn


Đặc điểm sinh thái cây măng cụt

Nhiệt độ

Để cây măng cụt có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì sẽ cần mức nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C. Nếu như khu vực trồng dưới 20 độ C hoặc trên 35 độ C thì sẽ khiến cây không thể phát triển được, có thể cây sống tốt nhưng lại không thể ra hoa kết trái được. Nếu như nhiệt độ dưới 5 độ C thì cây măng cụt sẽ chết. 

Nguồn nước

Cây măng cụt cần độ ẩm thường xuyên. Tuy nhiên không được để cây ngập úng và đọng nước. Những khu vực có lượng mưa từ 1.200mm/năm thì rất thích hợp để cây phát triển. Nếu như cây phải ngập úng lâu ngày thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. 

Bạn nên tạo mô đất cao khi trồng cây từ 10cm đến 20c. Như vậy sẽ khiến cây không bị ngập úng. 

Nguồn gió

Nếu như gió quá mạnh sẽ khiến cho cây măng cụt dễ rụng hoa và rụng quả. Bạn nên chuẩn bị đai chắn gió để giúp cây giữ được năng suất tốt hơn. 

Ánh sáng

Vốn dĩ cây măng cụt ưa thích bóng râm, nên những năng tháng mới bắt đầu trồng từ 6 tháng đến 3 năm bạn nên che bóng để cây có thể thích nghi dần với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Khi cây lớn dần thì sẽ phát triển tốt hơn mà không cần phải che chắn bóng râm. 

Đất trồng

Đất càng phì nhiêu thì càng thích hợp cho việc trồng cây măng cụt. Lớp đất cần dày 2 m có độ pH 5,5 – 7,0. Bạn có thể lựa chọn vùng đất trồng giàu hữu cơ, loại đất sét pha cát có khả năng giữ nước tốt. Nếu đất bị nhiễm mặn cũng sẽ khiến cây bị ảnh hưởng. 

Dinh dưỡng đối với cây măng cụt

Nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với cây măng cụt. Thời kỳ cây mới trồng sẽ cần nhiều lượng đạm cũng như lân để bón cho cây. Đến khi cây trưởng thành và chuẩn bị ra quả thì sẽ cần bón nhiều phân, đạm, kali để cây có khả năng cho năng suất tốt hơn. 

Cây măng cụt cao 60cm trồng trong bầu bát


Hướng dẫn cách nhân giống cây măng cụt

Hiện nay có hai cách để nhân giống cây măng cụt là gieo hạt và ghép cành. 

Cách nhân giống cây măng cụt gieo hạt

Đối với cách gieo hạt cây măng cụt, bạn sẽ cần lựa chọn những hạt to, mẩy. Tốt nhất nên chọn các quả ở những cây không bị sâu bệnh và khả năng phát triển tốt, cho quả năng suất cao. 

Bạn sẽ tách bỏ phần hạt ra và rửa sạch, sau đó lấy hạt ươm vào trong bầu cây. Phần bầu cây bạn cần chuẩn bị giá thể tơi xốp và thường xuyên tưới nước hàng ngày để cây có độ ẩm và mọc mầm nhanh hơn. Trong quá trình ươm bạn cần phải để ý che chắn năng, không nên để nhiệt độ quá cao khiến mầm cây bị mất nước không thể phát triển được. 

Bạn cần chăm sóc thường xuyên trong vòng từ 20 ngày đến 30 ngày để cây có thể nảy mầm.

Cách nhân giống ghép cành

Thời điểm thích hợp để ghép cành đó là vào mùa mưa. Bởi vì thời điểm này sẽ giúp cây có thể phát triển nhanh chóng hơn. Tuy nhiên ghép cành cây măng cụt cũng có thể được thực hiện quanh năm, miễn là bạn luôn giữ cho cây có độ ẩm. 

Để có thể ghép cành bạn cần chuẩn bị: dao, dây nilon tự hủy, cành ghép, gốc ghép.

Để đạt tỷ lệ thành công, bạn nên lựa chọn ghép cành trên các cây trường thành, phát triển tốt từ 2 năm trở lên. Những cây này cần phải có trụ gốc thẳng, ngoài ra không bị nhiều sâu bệnh và có chiều cao tối thiểu từ 60cm trở lên. 

Bạn cần thực hiện ghép cành như sau:

  • Cắt bỏ phần gốc ghép và để lại từ 10cm đến 13cm. 
  • Dùng dao chẻ dọc thân gốc ghép từ 2cm đến 3cm.
  • Cắt bỏ bớt phần lá ở cành lựa chọn ghép cây. 
  • Ở phần gốc cành ghép, vát theo hình nêm dài bằng vết chẻ ở trên gốc ghép.
  • Sau đó bạn sẽ sử dụng dây nilon để quấn vào gốc ghép, nên bọc kín ở khu vực phía dưới. 
  •  Khi thời gian ghép đạt 20 ngày thì bạn sẽ tháo phần túi nilon bên ngoài ra. Cách 5 ngày sau đó sẽ tháo dây cột còn lại. 
  • Khoảng từ 2 tháng đến 3 tháng bạn sẽ cắt gốc ghép ra bên ngoài để trồng. Tuy nhiên trong khoảng thời gian ghép bạn cần lưu ý che nắng và tưới nước để gốc cây giữ được độ ẩm tối đa nhất. 
Chăm sóc cây măng cụt đúng cách


Hướng dẫn cách trồng cây măng cụt năng suất

Để có thể có năng suất cao thì bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như sau:

Chọn giống

Bạn có thể lựa chọn giống cây chiết hoặc giống cây gieo hạt. Đối với giống cây gieo hạt thì sẽ có năng suất cao hơn so với những cây ghép cành. Và những cây ghép cành thì sẽ có thể giữ được đặc tính từ cây mẹ. 

Cây gieo hạt sẽ cho kết trái sau 8 năm đến 10 năm trồng. Còn đối với giống cây ghép cành thì thời gian ra trái từ 5 năm đến 6 năm. Một đặc điểm về quả của cây ghép cành đó chính là quả sẽ nhỏ và có số lượng ít hơn so với giống cây gieo hạt. 

Về cách thức chọn giống cây, bạn có thể tham khảo phần bên trên đã được chia sẻ. 

Độ ẩm và nhiệt độ

Như đã nói, giống cây măng cụt sẽ thích hợp trồng ở nhiệt độ từ 25 – 35 độ C. Nếu như vùng đất trồng có nhiệt độ quá cao hoặc quá ẩm thì cây cũng sẽ khó để phát triển và cho năng suất tốt. 

Mật độ

Bởi vì cây măng cụt có tán cây vươn xa tần 7m đến 9m. Vì thế mật độ khoảng cách tối thiểu cho mỗi cây là từ 7m. 

Kỹ thuật trồng

Ngoài những yếu tố cần thiết như trên thì kỹ thuật trồng cây cũng là điều kiện cần thiết để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. 

Nếu như cây con nảy mầm trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên thì bạn sẽ mang cây con trồng vào đất. Tốt nhất khi cây có khoảng 30cm thì bạn có thể mang đi trồng tại vườn. 

Khi bạn trồng cây, sẽ cần đào một hố đất vừa với khoảng cách của bầu đất. Đặc bầu cây xuống và lấp đất nhẹ nhàng lên trên vừa với mặt bầu. Bởi vì cây mới trồng sẽ rất dễ bị đổ ngã do rễ chưa bám chắc vì thế bạn cần phải cắm thêm cọc tre để cây có thể đứng vững vàng hơn. 

Cách chăm sóc cây măng cụt

Khi bạn có kỹ thuật trồng cây tốt thì cũng cần đến cách chăm sóc đúng cách. Bạn cần tham khảo một số yêu cầu về cách chăm sóc như sau:

Chăm sóc cây măng cụt

Chế độ nước

Cây măng cụt ưa ẩm và có nhu cầu rất cao về nguồn nước. Bạn cần đẩy mạnh nhu cầu nước vào thời điểm cây vào thời kỳ tạo tán và kết trái. Nếu vào mùa khô cằn thì lượng nước luôn phải đảm bảo để cây luôn tươi tốt. 

Làm cỏ, trồng xen

Khi mới bắt đầu trồng cây măng cụt vào những năm đầu tiên thì lượng cỏ sẽ mọc rất nhiều. Để đảm bảo hạn chế sâu bệnh cũng như tạo độ thông thoáng thì bạn sẽ thực hiện làm cỏ liên tục. 

Để hạn chế cỏ, bạn có thể trồng xen canh thêm các loại cây ngắn ngày. Vừa giúp khu vườn sạch sẽ, hạn chế cỏ dại vừa giúp cho có thêm thu nhập về nguồn rau xanh.

Tỉa cành

Khi cây măng cụt ở giai đoạn còn nhỏ bạn  nên tỉa bớt những cành héo và những cành có phát triển chậm. Nếu như cành cây vượt lên quá cao bạn cũng có thể cắt bỏ để giúp cây có độ thông thoáng hơn. 

Nên tỉa các cành cây theo từng cấp, chỉ nên để từ 3 đến 4 cấp lá. Một cây sẽ chỉ cần đến 3-4 cành to còn lại những cành nhỏ, kém phát triển bạn cũng nên loại bỏ để nguồn dinh dưỡng được tốt cho cây hơn. 

Chế độ bón phân

Quá trình bón phân cho cây măng cụt không quá nhiều. Tuy nhiên bạn cũng cần phải nắm bắt rõ từng thời điểm để bón phân cho cây hợp lý nhất. 

Ở mỗi độ tuổi của cây cũng như tình trạng sức khỏe của cây sẽ có cách bón phân cũng như liều lượng phù hợp. 

Khi cây măng cụt đạt đường kính tán từ 6m đến 8m bạn có thể bón phân vô cơ. Với liều lượng từ 3kg đến 4kg/cây. 

Khi cây đến giai đoạn phát triển thì mỗi năm bạn sẽ bón từ 5kg đến 10kg phân chuồng hoai mục. Tỷ lệ phân NPK sẽ được chia theo công thức 15:15:15 tùy vào giai đoạn như sau:

  • Khi cây 1 tuổi bạn sẽ bón từ 0,5kg mỗi năm 2 đến 3 lần.
  • Khi cây 2 tuổi bạn sẽ bón 1kg.
  • Khi cây ở giai đoạn từ 3 tuổi trở lên, bạn sẽ bón tăng 20%. 

 Thu hoạch quả 

Thời điểm để thu hoạch quả măng cụt vào từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Khi bạn thấy quả bắt đầu chuyển sang màu tím đỏ là có thể thu hoạch được. Mặc dù măng cụt có lớp vỏ bên ngoài khá dày nhưng khi chín lại rất mềm, vì vậy quá trình thu hoạch cũng cần phải nhẹ nhàng để quả không bị dập. Thời điểm thích hợp để thu hoạch quả là vào sáng sớm. 

Phân loại cây măng cụt

Hiện nay có 2 loại cây măng cụt, bạn nên tham khảo để lựa chọn được loại giống phù hợp nhất:

Măng cụt Lái Thiêu

Loại măng cụt Lái Thiêu thường được trồng nhiều ở khu vực tỉnh Bình Dương. Đa số giống cây được trồng tại đây đều thích hợp với khí hậu, nguồn dinh dưỡng cho nên đều cho ra nhiều quả và quá đều rất to. Hương vị của măng cụt cũng khá đặc biệt, vị ngọt nhiều hơn và ruột rất mềm mịn. 

Cây măng cụt Thái

Măng cụt Thái Lan là một trong những loại trái cây được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Loại trái này có hình dáng quả dài, nhiều múi, ít hạt và hương vị ngọt thanh hơn những loại măng cụt khác. Đặc biệt trong thành phần của quả còn chứa các vitamin và dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.

Quả măng cụt khi thu hoạch


Các loại sâu bệnh thường gặp khi trồng cây măng cụt

Bạn khi trồng cây rất lo lắng khi cây bị sâu bệnh. Bởi vì khi cây có sức khỏe bị ảnh hưởng thì sẽ không cho năng suất tốt. Bạn cần nắm bắt được nguyên nhân và các loại sâu bệnh thường gặp như sau:

Xì mủ, sượng trái

Bệnh xì mủ trên phần vỏ của quả măng cụt là do thời điểm thu hoạch của bạn chưa hợp lý. Có thể thời điểm thu hoạch có mưa nhiều. Khi ăn quả măng cụt bạn sẽ thấy nó không còn vị ngọt và bên trong có phần múi bị sượng. 

Nếu như quả măng cụt gặp vấn đề này thì sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến năng suất và giá trị của quả. Do đó khi thu hoạch bạn cũng nên lựa chọn thời điểm thích hợp để không khi xì mủ. 

Thán thư

Bệnh thán thư trên cây măng cụt sẽ xuất hiện nhiều vào thời điểm độ ẩm tăng cao. Trên lá cây hay ở các cành cây sẽ xuất hiện các đốm đen trắng nhỏ. Bệnh này sẽ làm cho cây bị ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng, cây sẽ bị phát triển chậm, quả không nhiều và không năng suất. Nếu bạn để cây bị bệnh thán thư vào thời điểm có mưa thì chắc chắn sẽ lan ra càng nhanh và càng nhiều.

Sâu vẽ bùa

Bệnh sâu vẽ bùa xuất hiện rất nhiều, nhất là thời điểm cây đang ra đọt non. Nếu như cây mắc bệnh này thì sẽ bị giảm đi sự sinh trưởng. Thông thường sâu này sẽ hoạt động vào thời điểm trời tối. Nó hút chất diệp lục của lá bằng cách đục lớp biểu bì bên ngoài. Nếu để trong thời gian dài lá cây sẽ bị khô dần và rụng đi. 

Ngoài ra, cây măng cụt thường xuyên có nhiều bệnh khác như đốm rong, nhện đỏ…

Tác dụng của măng cụt

Đẹp da

Măng cụt là loại trái cây rất được nhiều chị em yêu thích và lựa chọn. Bởi vì ăn nhiều quả măng cụt sẽ giúp da luôn tươi sáng. Quả măng cụt có nhiều chất vitamin, xanthones và catechin. Những chất này có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, cải tạo tình trạng da không đều màu. Đặc biệt nó còn giúp làm chậm quá trình oxi hóa và phục hồi làn da bị tổn thương. 

Tuy nhiên trái măng cụt là loại trái có tính nóng, vì thế không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn vừa đủ và đều đặn mỗi ngày. Như thế sẽ giúp làn da của bạn trắng sáng một cách tự nhiên, không bị nổi mụn nhọt. 

Ngừa bệnh ung thư

Phần vỏ quả măng cụt chát vì có chứa chất xanthones. Tuy nhiên chất này lại có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư rất hiệu quả. Rất nhiều người chưa biết đến công dụng tuyệt vời từ vỏ măng cụt. 

Hỗ trợ tiêu hóa

Nếu như có vấn đề về đường ruột hoặc bị tiêu chảy thì có thể lấy vỏ quả măng cụt khô đun cùng lá ổi để uống. Nó sẽ điều trị rất hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về Cây măng cụt mà Cây Cảnh Xanh chia sẻ. Mọi thông tin đóng góp, cần tư vấn - Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Cây măng cụt cao 2m hàng đã giâm ủ gốc


Trên đây là những chia sẻ của Cây Cảnh Xanh Blog về Cây măng cụt. Mọi thông tin cần chia sẻ, hỏi đáp vui lòng để lại bình luận. Chúng tôi sẽ có nhân viên tư vấn và hồi đáp lại nhé! Trân trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Adbox