Cây hồng giòn là cây gì? Cách trồng và bảo quản khi trồng.

Hồng là một loại quả được trồng nhiều ở nước ta từ lâu và đã trở nên quen thuộc vào mỗi vụ chín nhất là vào đúng ngày rằm trung thu. Hồng có nhiều loại và mỗi loại lại cho một hương vị riêng khác biệt. Có người thích ăn hồng đã chín vì ngọt đậm như mật có người lại thích ăn hồng chín vừa vì giòn và thơm. Một trong những loại hồng được ưa chuộng nhất hiện nay đó là hồng giòn.

Cây hồng giòn

Đặc điểm của hồng giòn

Do thuộc loại cây ôn đới nên từ khi du nhập vào Việt Nam hồng giòn chủ yếu sinh trưởng và phát triển vào những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Một trong số những vùng trồng hồng giòn nổi tiếng ở nước ta có thể kể đến là hồng giòn Đà Lạt và hồng giòn Xuân Vân. Nơi đây mát mẻ quanh năm phù hợp với điều kiện sinh trưởng của hồng giòn nên cây cho năng suất rất cao.

Hồng giòn là cây dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình khoảng 2m. Cây có lá dạng thuôn dài mọc so le nhau. Qủa hồng giòn có hình cà chua bẹp mọc thành từng chùm 2 quả một. Khi còn xanh hồng có màu xanh bóng và khi chín quả sẽ chuyển dần sang màu vàng và đỏ. Đài hoa sẽ thường được gắn chặt vào phần quả khi chín nhìn trông khá lạ. Đặc biệt giống hồng nói chung khi xanh thường có vị chát do có hàm lượng tanin cao. Hàm lượng này ở hồng giòn mất đi khá nhanh nên bạn có thể ăn quả sớm hơn khi còn giòn mà vị chát không còn nữa. Hồng giòn khi chín có vị ngọt đậm khiến cho bạn ăn có cảm giác ngọt hậu ở miệng khá ngon miệng.

Gía trị dinh dưỡng của hồng giòn

Hồng được đánh giá là một loại quả có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bên trong thịt quả hồng có chứa hàm lượng Vitamin A, V, C khá cao cùng hàng loạt khoáng chất khác có lợi như Canxi, Magie, Phốt pho, Sắt vv. Đồng thời hàm lượng đường và chất xơ trong hồng khi chín cũng khá cao có tác dụng cho hệ tiêu hóa rất nhiều. Hồng có hàm lượng betacaroten và chất acid betunilic cao có thể ngăn ngừa bệnh ung thư đồng thời có thể giúp điều trị một số bệnh khác như trĩ, hen suyễn và phổi rất hiệu quả. Có thể nói hồng giòn không chỉ là một loại quả ăn ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh.

Cây hồng giòn mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Cách giúp hồng không bị chát: Để hồng giòn và ngon hơn không có vị chát bạn có thể ngâm hồng vào trong nước vôi trong 2 ngày. Lượng nước vôi sẽ làm biến mất hết chất tanin đi khiến hồng ăn không có vị chat nữa. Ngoài ra bạn có thể ủ hồng cùng với lê và táo trong 3 ngày cũng khiến vị chát của hồng giảm đi rõ rệt. Ngoài ăn tươi hồng giòn còn dược chế biến thành mứt, sấy khô hoặc làm nước trái cây khá ngon miệng.

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C có trong quả hồng giòn có lợi nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời tăng quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu. Điều này sẽ giúp cơ thể chúng ta tự chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Đây là một trong những thực phẩm giàu chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, hồng giòn còn có khả năng chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất keo pectin có trong thịt quả hồng.

Chống ung thư, ngừa các bệnh tim mạch

Quả hồng chứa nhiều đường nhưng chủ yếu là glucose và fructose, chúng giúp các mạch máu của cơ thể bạn lưu thông, làm khỏe cơ tim và duy trì lượng máu ở mức bình thường. Ngoài ra, hàm lượng beta carotene có trong hồng cao nên nó có tác dụng kháng ung thư hiệu quả.

Chống lão hóa, cải thiện thị giác

Vitamin A, Beta-carotene, Lutein, Lycopene và Cryptoxanthins có trong hồng giòn có khả năng ngừa các dấu hiệu lão hóa da sớm. Bên cạnh đó, Zeaxanthin có trong quả hồng giòn còn có thể làm giảm sự thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và bệnh quáng gà.

Giải rượu và chống say rượu

Tannin trong quả hồng có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhờ đó có thể giúp giải rượu hiệu quả. Chưa kể, Vitamin C có trong thực phẩm này còn có thể bảo vệ gan, giúp gan làm việc hiệu quả hơn. Khi uống rượu, bạn chỉ cần ăn 2 quả hồng là hôm sau sẽ không bị đau đầu.

Quả của hồng giòn chín vàng

Cách trồng hồng giòn sai quả 

Hồng giòn được đánh giá là loại cây khỏe mạnh sinh trưởng tốt trên nhiều điều kiện đất và không cần quá nhiều công chăm sóc tưới tiêu.

Thời vụ trồng :

Hồng giòn vào mùa mưa khoảng tháng 6 hàng năm. Cây sau 3 năm sẽ cho quả. Hang năm cây ra hoa vào khoảng tháng 3 và cho quả chín vào khoảng tháng 7 đến hết tháng 8 âm lịch đúng vào dịp tết trung thu.

Thời vụ trồng Tốt nhất là trồng vào tháng 1 -2 dương lịch (trước và sau tết nguyên đán). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời bớt lạnh mầm mới bật ngay. Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức.

+ Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn.
+ Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 – 1000 cây/ha (2,5 – 3 x 5m).

Tieu chuẩn chọn giống cây :

Như đã biết hồng giòn là giống cây ôn đới. Chúng được xếp vào nhóm cây chịu lạnh nhất ở nước ta. Ngoài Đà lạt ra thì hồng giòn còn có thể trồng được ở Sơn La, Lào Cai vv.

Hồng giòn hiện nay được nhân giống bằng phương pháp ghép và chiết là chủ yếu. Cây con giống đem trồng cần khỏe mạnh cao trên 50cm và không mắc sâu bệnh còi cọc vv.

Chuẩn bị đất trồng cây:

Trước khi trồng bạn cần chuẩn bị đất cho sạch sẽ và quang đãng. Dọn sạch cỏ dại và cây bụi xung quanh để giúp cây có đủ ánh sáng. Mật độ trồng tùy thuộc vào diện tích đất nhưng phải đảm bảo mỗi cây cách nhau khoảng 4m. Hố trồng cần có kích thước khá rộng từ 60x60x60cm trở lên.

Sau khi đã làm đất và đào hố việc tiếp heo bạn cần làm đó chính là bón lót vào đất một lượng phân bón bao gồm 20kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân Super Lân và 1kg vôi bột khử trùng đất. Trộn đều đất với phân và lấp đất lại. Thời gian ủ là khoảng 1 tháng sau đó bạn mới đem trồng.

Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển.

– Thiết kế: Đất có độ dốc < 100 thiết kế như trên đất bằng (bố trí trồng cây theo hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác). Đất có độ dốc > 100 thì phải thiết kế và trồng cây theo đường đồng mức (dùng thước chữ A).

– Mật độ: Tùy đất trồng mà khoảng cách giữa các cây có thể là: 4m x 4m; 5m x 5m hoặc 8m x 8m.

– Đào hố: Đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.

Kỹ thuật trồng hồng giòn :

Ở tâm hố bạn dùng cuốc đào mọt hố nhỏ có kích thước vừa với bầu đất trồng cây giống. Bạn rạch bỏ lớp vỏ nilon và nhẹ nhàng đặt cây vào hố rồi phủ đất lên sao cho đất cao hơn cổ rễ của cây 3cm. Dùng tay lèn chặt để cố định cây thẳng. Có thể dùng cọc để cố định cây thời kì đầu mới trồng để cây có điểm tựa vững chắc. Trồng xong đem tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm. Duy trì độ ẩm trong vòng 1 tháng đầu sau khi trồng đẻ cây mau bén rễ và lá xanh tốt trở lại.

Chế độ tưới nước :

Vào mùa khô bạn nhớ cung cấp đủ nước cho cây. Mùa mưa cần thoát nước cho đất. Khi cây phát triển định kì tưới nước 3 ngày 1 lần vào buổi sáng sớm và lúc chiều muộn. Tránh tưới vào ban trưa vì cây dễ bị sốc nhiệt. Nước tưới cần sạch sẽ không bị nhiễm bẩn vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến cây.

Cắt tỉa và tạo tán cho hồng giòn :

Việc cắt tỉa cây với mục đích giúp cành phân tán đều và nhiều hơn ra bốn hướng giúp cây hấp thụ được ánh sáng tối đa. Việc cắt tỉa cũng sẽ khiến cho cây dược thông thoáng hơn hạn chế mầm bệnh và loại bỏ được những cành yếu già cỗi để cây có thể tập trung sức nuôi cành khỏe.

Cách tỉa: Sau khi cây được gần 1m bạn tiến hành cắt tỉa những cành ngọn để kích thích cây phát triển cành nhánh gọi là cành cấp 1. Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50cm bạn tiến hành cắt tỉa bạn tiến hành tỉa để tạo cành cấp 2. Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào mùa xuân cuối đông. Lúc này cây phát triển tốt nhất. Nhiều nhà vườn tỉa cành hồng giòn theo 3 dạng hình phễu, hình chữ Y và hình rẻ quạt.

Phân Bón Lót:

Dùng 50 đến 100k phân chuồng hoai mục cùng với 1kg lân super, 0,5kg kali clorua và 1kg vôi bột trộn đều với đất phù sa hoặc màu (tầng đất mặt), lấp đất cao hơn mặt hố một chút (chuẩn bị trước khi trồng 1,2 tháng).

Định  kì hàng năm bạn cần bón phân cho cây. Loại phân thích hợp là phân chuồng hoai mục cộng với phân NPK 10:14:15. Có thể phối trộn thêm vôi bột để khử trùng. Một năm chia làm 3 đợt bón phân mỗi dợt cách nhau 3-4 tháng. Vào vụ sau khi thu hoạch xong cần bón phân bổ sung ngay để cây mau phục hồi chuẩn bị sức cho vụ kế tiếp.

Cách bón : Bạn có thể bón phân trực tiếp vào đất cách gốc 20cm hoặc có thể hòa với nước tưới cho cây với loại phân dạm, lân, kali.

Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Giòn:

Dùng cuốc bới tâm hố đã chuẩn bị trước 1,2 tháng, xé bỏ túi bầu PE, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhấn chặt đều, dùng cọc đóng chéo buộc cố định, tưới đẫm nước. Sau đó thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây.

Cây giống xanh tốt được ươm trồng tại vườn

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Giòn:

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Việc đốn tỉa giúp cây sự thông thoáng, các cành không bị che khuất lẫn nhau. Do vậy, không những giúp cây quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu bệnh. Trong giai đoạn thiết kế cơ bản: Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2. Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa xuân. Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè. Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.

Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau: Giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn. Để 3 – 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía. Đốn khống chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2. Giữ 4 – 6 cành cấp 2 phân bố đều ra 2 phía. Khi đốn dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ, vết cắt gọn để hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi gặp mưa. Tỉa loại bỏ những cành yếu mọc tập trung, cành đã bị khô chết, cành vượt, duy trì kiểu tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản (hình phễu hoặc rẻ quạt). Đốn một phần những cành mọc ngang quá dài, đối với kiểu tán hình phễu để lại dưới 60 cm, hình rẻ quạt dưới 40 cm.Trong quá trình đốn tỉa quả hàng năm lưu ý, đối với hồng, cành cho quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ đã mọc từ năm trước, ở vị trí búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống. Do vậy, khi cắt bỏ một phần cành đã cho quả, cần để lại một đến hai mầm. Những mầm này sẽ phát triển thành cành mẹ để cho hoa và đậu quả ở năm sau. Thời gian đốn: Đốn một lần trong năm vào thời kỳ ngủ nghỉ trong mùa đông.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hồng Giòn:

Trong 3 năm đầu lượng phân bón cho 1 cây là: 100g Urê, 100g supe lân, 100g kali sunphát (hoặc kali clorua) chia 3 lần bón: + Tháng 1, 2: Bón 100% lân + 50% kali + 30% đạm. + Tháng 4, 5: Bón 20% kali + 30% đạm. + Tháng 8: Bón nốt số phân còn lại. Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ gốc bằng cỏ khô.

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Giòn:

Sâu ăn lá: hại hồng giòn chủ yếu vào cuối mùa xuân và đầu hè (từ tháng 4 – tháng 6), đặc biệt hại nặng thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây phát triển nhiều ngọn chồi. Sâu non màu xanh nhạt, ăn trụi các búp non và các lá xung quanh búp, có thể gây chết cả cây thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc làm cây sinh trưởng chậm lại.

Bọ cánh cứng: xuất hiện vào mùa hè, gây hại chồi và lá, đặc biệt gây hại nặng cho các vườn hồng gần bìa rừng. Sâu có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, gây chết hoặc cũng làm chậm sinh trưởng. Để phòng trừ sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại cây, sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo nồng độ khuyến cáo.

Hình ảnh trái cây hồng giòn khi thu hoạch

Ruồi đục quả: Chúng ăn phần nhu mô quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả. Để phòng ruồi đục quả, tiến hành đốn tỉa cho cây thông thoáng, hạn chế mầm vượt và trồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống đất cũng làm giảm ruồi đục quả. Về bệnh, hồng giòn hay mắc bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. 2 bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có mưa nhiều đó là tháng 7 – 8 – 9.

Cách phòng: chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý. Nếu làm tốt các khâu mà cây vẫn có bệnh, có thể dùng thuốc để phun: Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô. Liều lượng và cách sử dụng thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất.

Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch ở miền Bắc, hồng ngâm chín từ cuối tháng 8, 9, 10; hồng giấm chín vào tháng 10, 11, 12. Trên cùng 1 cây có quả chín trước, quả chín sau, khi thu hoạch phải biết phân biệt để hái, quả chín trước hái trước. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang vàng hoặc vàng đỏ rồi đỏ dần. Hái đúng độ chín thì chất lượng quả tốt hơn, nên hái vào buổi sáng hoặc chiều mát. Bảo quản Sau khi thu hái, quả hồng đang ở trạng thái cứng, có thể vận chuyển đi xa và bảo quản trong thời gian dài với những phương pháp thích hợp sau khi đã cắt sát cuống quả và loại bỏ hết những quả dập nát, sứt vỏ, mất tai, chín mềm, quả bị sâu bệnh,… Có thể bảo quản bằng cách rải thành lớp mỏng nơi thoáng mát và khô. Quả hồng hái xuống dù đã chín ăn vẫn chát (trừ một vài giống) vì trong dịch quả có chất tanin dưới dạng hòa tan, sau khi khử chát, tanin vẫn ở trong quả nhưng chuyển sang dạng không hòa tan nên không cảm thấy chát nữa. Có nhiều cách khử chát như: – Ngâm hồng: thường dùng đối với hồng Hạc Trì, Vĩnh Lạc, Lạng Sơn,..Dùng chum hoặc vại sành xếp quả hồng vào rồi đổ nước sạch ngập sâu 20cm, ngâm trong 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Sau khi ngâm, vớt hồng ra rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt xung quanh quả, để ráo nước một ngày là ăn được.

Sau khi trồng hồng giòn đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoach. Với đặc tính sinh trưởng mạnh nên hồng giòn cho ra khá nhiều quả. Bạn tranh thủ thu hái vào lúc quả vừa chín tới sẽ có độ giòn và ngọt. Hái xong đem rửa sạch và bảo quản nơi thoáng mát. Có thể xử lý độ chát của hồng ngay sau khi thu hái xuống khoảng 3 ngày sau là có thể sử dụng được luôn.


Trên đây là những chia sẻ của Cây Cảnh Xanh Blog về giống cây hồng giòn. Để chọn mua những loại giống cây ăn quả đem lại giá trị cao. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Adbox